Trong một không gian nội thất ánh sang đóng vai trò chủ đạo, ánh sáng có 2 loại là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh ngoài nhiệm vụ chiếu sáng thông thường ra nếu thiết kế linh hoạt khi sử dụng thì đạt được các hiệu quả như. Ngăn chia không gian ước lệ; đánh lừa thị giác tạo cho người sử dụng cảm giác không gian được hóng to hay thu nhỏ, xa – gần, tạo các cảm giác tâm lý khác nhau; tạo nên vẻ huyền bí tâm linh cho công trình.
Khái niệm kiến trúc ánh sáng nội thất đã hình thành như một kỹ thuật và nghệ thuật chiếu sáng. Nó được nghiên cứu từ nguồn sáng tự nhiên với những hiệu ứng theo từng trạng thái tâm sinh lý.
Đặc điểm của ánh sáng:
Ánh sáng luôn bủa từ trên xuống tạo một góc nghiêng khoảng 40 đến 60 độ so với mặt phẳng ngang. Dạng thứ hai: Là ngược lại, cho nguồn sáng đi từ dưới hắt lên, gây những ấn tượng đặc biệt như việc thể hiện ánh sáng tỏa từ dưới chân cầu thang lên. Dạng này còn gọi là “hiệu quả sân khấu”.
Loại thứ ba: Được kết hợp hai dạng chiếu sáng trên, có tác dụng “tô vẽ” hình thể của không gian kiến trúc dưới nhiều chiều.
Trang trí nội thất bằng ánh sáng có ba dạng chính: bóng sợi đốt tungstène, bóng huỳnh quang và bóng đèn halogen.
Bóng tungstène: Thường ở dạng bóng tròn sợi đốt phổ biến cho ánh sáng vàng và cảm giác nóng.
Bóng halogen: Có nhiều kiểu và nhỏ gọn, thường gắn trong tủ, góc nhà hay trên các giá đèn. Bóng đưa nguồn sáng tập trung mà không gây tình trạng tăng nhiệt.
Bóng đèn huỳnh quang: như néon thường thấy. Những loại huỳnh quang hiện đại có thể sánh với nguồn sáng thiên nhiên.
Bố trí chiếu sáng
Chiếu sáng chung toàn bộ không gian, khung cảnh. Thường thay thế hay bổ sung cho nguồn chiếu sáng tự nhiên. Ban ngày, có thể thực hiện việc này bằng cách lấy sáng qua hệ thống các cửa sổ. Vào buổi tối, với mục đích thay thế hay bổ sung cho nguồn chiếu sáng tự nhiên, cần bố trí ánh sáng đều khắp, độ sáng vừa phải, có thể dùng hệ đèn trần để tạo nên hiệu quả này. Không chọn các mầu ánh sáng quá nóng.
Ví dụ ở phòng khách tương đối rộng, có thể dùng đèn chùm hay nhiều bóng rời chiếu từ trần (hoặc tường) nhà xuống; kết hợp với đèn có chân đặt ở bàn, kệ hay trên nền sẽ mang hiệu quả sáng đều trong phòng. Nếu phòng khách hay nơi sinh hoạt chung có diện tích nhỏ, sử dụng đèn chùm treo hoặc đèn có chùm treo trần hay đèn đơn giản gắn trên trần và tường, còn các không gian lớn sử dụng bong đèn compact công suất lớn để ánh sáng gần như ánh sáng tự nhiên.
Chiếu sáng tập trung: Trên nền ánh sáng chung dịu nhẹ, ta có thể xử lý những dải sáng vệt sáng để tạo nên vẻ đẹp nổ bật hay linh thiên của không gian (áp dụng trong nội thất công trình bảo tàng , công trình văn hóa và tôn giáo…) vào lúc ban ngày chỉ cần thêm vài ô cửa kính nhỏ lấy trực tiếp nguồn ánh sáng rọi vào cũng đủ tạo nên khoảng bóng nắng kỳ ảo tại một vài các không gian phụ như sảnh tối, không gian tiểu cảnh dưới chân cầu thang, không gian bếp.
Vào buổi tối, có thể sử dụng các loại đèn tường, bàn, những thứ đèn chiếu nhỏ có khớp xoay hướng chiếu để tạo hiệu quả. Tuy nhiên chỗ đọc sách, làm việc, nhất là cần soi rõ chi tiết thì thường dùng bóng tungstène để khỏi hại mắt.
Chiếu sáng nổi bật: Cần đánh dấu “nhấn” chi tiết kiến trúc, bảng hiệu lô gô khu vực lễ tân tiếp khách, các vật mẫu trưng bày triễn lãm, góc bài trí nào hay tranh treo tường chẳng hạn, đều có thể dùng những loại đèn chiếu halogen lộ diện trượt trên giá hay âm tường, tủ để tập trung một hoặc hai nguồn sáng nhỏ trực chỉ đến điểm muốn thể hiện. Nhiều khi chỉ một cây đèn có chân đặt vào không gian đã chọn sẽ làm bật lên khung cảnh mà vốn nguồn sáng tản không biểu hiện được.
Hệ thống điều chỉnh ánh sáng mờ hay tỏ, từ cường độ thấp đến cao rất hữu hiệu trong việc tạo nên những hình thái khác nhau. Vì vậy, trong một không gian sống đòi hỏi nhiều thái cực, bạn không nên dùng loại đèn chỉ cung cấp một cường độ ánh sáng. Nguồn sáng chung được tạo nên bởi hệ thống ánh sáng cố định từ trên cao, chẳng hạn như đèn chùm hoặc đèn được đặt chìm trong trần nhà. Các loại đèn này cho nguồn sáng tỏa rộng, có thể làm sáng cả căn phòng.
Nếu trong các góc, ánh sáng bị che khuất, dùng những đèn áp tường để chiếu sáng từng khu vực riêng. Bộ điều chỉnh đèn mờ tỏ sẽ thay đổi khung cảnh căn phòng theo ý bạn. Tuy nhiên, nguồn sáng chung trên cao là chưa đủ, bạn cần nhiều tầng ánh sáng để đáp ứng cả yêu cầu mỹ thuật cũng như sự thực dụng của bất kỳ căn phòng nào.
Với những tác phẩm mỹ thuật hay đồ vật ưa thích, chẳng hạn như tranh treo tường… để làm nổi bật chúng lên, ánh sáng nên chiếu rọi thẳng vào mục tiêu được xem như những luồng sáng có tác dụng nhấn mạnh. Dải ánh sáng với những luồng chiếu xoay chuyển được là một giải pháp thực tế cho phép bạn dễ dàng thay đổi được hướng ánh sáng muốn nhấn mạnh.
Nguyễn Thùy
Gu thẩm mỹ, quyết định vẻ đẹp của ngôi nhà
Nói, nhìn nhà biết gu thẩm mỹ, thậm chí, xa hơn, là tính cách của gia chủ thì không có gì sai. Nhưng nói vậy vẫn còn qua loa lắm, ấy là khi ta chưa trải nghiệm những cuộc va chạm về gu nảy lửa rất thường xảy ra trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà về mặt thẩm mỹ. Câu hỏi đặt ra là trong một gia đình nhiều thành viên thì sao? Ngôi nhà sẽ chịu ảnh hưởng bởi gu thẩm mỹ của ai?
Trong nhiều trường hợp, cái gu của một ngôi nhà có khi là sự cộng hưởng những ý tưởng sáng tạo của các thành viên trong gia đình, lắm khi là sự thoả hiệp lẫn nhau để hướng đến sự hài hoà mang tính chất an toàn, nhưng không tránh khỏi trường hợp tệ hại hơn, đó là nơi tập hợp những thứ “lu xu bu” đầy chỏi nghịch.
Chín người mười ý là chuyện khó tránh khỏi trong khi sắm sửa, sắp đặt, trang trí cho nhà cửa. Những nhân viên bán hàng nội thất hẳn có nhiều dịp chứng kiến cái cảnh vợ chồng cãi nhau, giận hờn, thậm chí, nặng lời khi đứng trước quyết định chọn một món đồ nào đó cho ngôi nhà vừa xây xong. Cách giải quyết ổn thoả có thể là phải đợi cho “những cái đầu bớt nóng”, rồi tìm một giải pháp trung gian an toàn sao cho “những chiến tuyến chấp nhận đình chiến để thương lượng hợp tác vì hoà bình lâu dài”. Giải pháp được đưa ra trong sự nhân nhượng hợp lý giữa các bên; chấp nhận được nhau mà không rơi vào ám ảnh bị đánh mất chính mình trong không gian mình sống.
Nhưng trong trường hợp không tìm thấy giải pháp trung gian khả dĩ, thì xu hướng thường là một trong hai sẽ là kẻ thoái lui “sống chung với lũ”, để “đối phương” tha hồ tự biên tự diễn. Đây có lẽ là trường hợp xấu nhất. Nó cho thấy một sự phụ thuộc cá tính, thiếu gắn kết giữa cá nhân còn lại với ngôi nhà của mình. Sự chịu đựng hay thoát ly với không gian sống không thuộc về mình sẽ dẫn đến những rạn nứt khác âm ỉ trong quan hệ tình cảm gia đình. Không ít trường hợp cảm thấy khó chịu bực dọc khi về nhà chỉ vì không thấy ở ngôi nhà sự thân thương gần gũi.
Trong thời buổi mà mọi phương tiện phát minh đều tập trung phục vụ cho nhu cầu cá nhân hoá ngày càng cao, thì sự áp đặt hay gia trưởng biểu hiện qua không gian sống là điều không nên. Việc tôn trọng tiếng nói, nguyện vọng cá nhân, huy động và dung hoà sự ý tưởng sáng tạo của những cá nhân để tạo ra một môi trường chung sống hoà hợp và văn minh là mục tiêu cần đạt đến.
Nhưng, một ngôi nhà đa phong cách, đa cá tính trong sự thống nhất và hài hoà xem ra không hề đơn giản. Ngày nay, trong một số trường hợp xảy ra xung đột về gu thẩm mỹ, chủ nhà giao hẳn cho kiến trúc sư “đặt đâu ngồi đó”, hoặc chí ít là đóng vai trò “trọng tài”. Nhưng đây chỉ là giải pháp mang tính tương đối và tình thế. Sau đó, là cuộc sống gia đình với không ít những thay đổi cụ thể, lúc đó, gia chủ phải đóng vai trò chính. Sớm muộn gì, những cái đầu lạnh trong gia đình vẫn phải ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp có tính lâu dài.
Vậy, nói một ngôi nhà thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ chẳng khác nào cách nói một cộng một bằng hai, phép tính này trẻ con đều biết. Sâu xa phía sau phép tính hiển nhiên đó, là câu chuyện dài về quan điểm sống, về nếp nhà.
Sự hài hoà của nếp nhà, sự hoà bình trong thế giới sống của con người sẽ cho thấy qua tính hài hoà, ăn nhịp về ngôn ngữ, qua lối bài trí những đồ vật, cách sắp xếp hợp lý tạo cho không gian một sức sống ấm cúng, dễ chịu.
( theo http://anhsangvacuocsong.vn )